Khay trà đá - Kiệt tác thiên nhiên đến từ Tây Tạng

Khay trà vốn đã có từ rất lâu nó song hành với việc uống trà của người dân. Thoạt đầu trà còn chưa được đựng trong những ấm, chưa có khay nhưng dần dần theo sự phát triển của văn hóa, uống trà được coi là một thú vui tao nhã của các bậc thi nhân.Và sau này văn hóa uống trà được truyền bá rộng rãi đến đại bộ phận người dân và phần lớn là theo đạo phật hoặc bị ảnh hưởng bởi phật giáo.

Xem thêm:




Khay đựng trà trước đây được làm bằng đất nung, những mảnh gỗ , những phiến đá nhỏ tận dụng của thiên nhiên có sẵn. Nhưng với sự phát triển của đạo phật rộng khắp khu vực Trung - Ấn và một số quốc gia xung quanh thì khay trà ngày cảng được chăm chút tỉ mỉ và nó còn là một thú chơi của những trà nhân.

Trải qua bao nhiêu thời kỳ phát triển của xã hội loài người cho đến ngày này những chiếc khay đựng trà được các nghệ nhân chế tác vô cùng tinh xảo và nó đã làm mê hoặc các trà nhân, những người yêu trà và thích thưởng trà. Khay trà hiện nay được chế tác chủ yếu dựa trên chất liệu: Gỗ, Đá, sứ và nhựa. Nhưng cao cấp nhất đó chính là loại khay trà được làm bằng đá.

Sở dĩ khay trà đá được nhiều người chuộng là vì nó được khai tác và chế tạo rất công phu và tinh xảo. Gần đây trên thị trường xuất hiện loại khay trà bằng đá có nguồn gốc từ Tây Tạng với mức giá rất cao nhưng luôn trong tình trạng cháy hàng vì nó rất quý hiếm và không được sản xuất với số lượng lớn.

Người Tây Tạng xưa nay vốn quen với đạo phật và tâm linh từ lâu đời. Trước kia họ chỉ quen làm những đồ vật lưu niệm, những vòng hộ mệnh bằng những viên đá nhỏ lấy ở trên núi Kailash, một ngọn núi được mệnh danh là “ vũ trụ tâm linh” của thế giới.
Kaislash là linh địa được bao quanh bởi 4 ngọn núi của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ tát Quan Âm. Đây là một ngọn núi linh thiêng huyền bí với độ cao 5.400m tuyết rơi quanh năm và không khí loãng hơn bình thường.



Tương truyền ngọn núi này là nơi duy nhất mà Đức Phật và 500 vị A la hán đặt chân tới. Nơi đây có một hang động lớn là nơi trú ngụ của Đức Phật và các vị la hán.
Núi Kailash được hình thành từ hàng triệu năm trước, ở trong các hang động quanh núi có một loại đá quý được gọi là đá hắc hoa cương. Loại đá này có màu đen, vân hoa cương tuy giản dị nhưng nhìn rất sang trọng. Nó giống với một loại thiên thạch đen từng rơi vào trái đất cách đây hàng triệu năm.

Đá hắc hoa cương này ngoài tác dụng thẩm mỹ nó còn giúp cân bằng âm, dương, tăng cường trường năng lượng của một người. Trong nhân gian từng sử dụng đá Hắc hoa cương để giảm sốt, kích thích sự oxy hóa, cải thiện lưu thông máu và còn có tác động đến việc cải thiện chức năng chống vô sinh và được dùng nhiều trong tâm linh và phong thủy.

Loại khay trà Tây Tạng làm từ đá Hắc hoa cương lấy trên núi Kailash được một nghệ nhân người Trung Quốc tên là Hoắc Kiến Phùng người ở Thanh Điền - Chiết Giang (Cái nôi sản sinh ra nghệ thuật tạc đá nổi tiếng nhất Trung Quốc) đưa về chế tác và bán trên thị trường.

Hoắc Kiến Phùng trong một lần đi du lịch đến vùng núi Kailash - Tây Tạng đã tình cờ phát hiện ra loại đá Hắc hoa cương này vì nó có màu đen đặc biệt. Ban đầu ông tưởng đây là thạch anh đen nhưng theo các nhà khảo cổ học Trung Quốc thì đây là một loại đá quý hiếm được hình thành từ triệu năm trước. Thấy màu sắc cuốn hút Hoắc Kiến Phùng trở lại và thuê một vài người dân địa phương đào về để chế tác.
Khay trà đầu tiên được làm bằng đá Hắc Hoa Cương được nhiều người đón nhận và thích thú. Sau đó Hoắc Kiến Phùng đã mở rộng sản xuất và chế tác các loại khay trà lấy từ đá Hắc Hoa Cương ở Kailash .

Loại đá này rất khó chế tác do vậy thường những khay trà đá Tây Tạng này không có nhiều và mỗi mẫu thường sản xuất giới hạn nên càng trở nên quý hiếm và có giá thành rất cao.

Để chế tác được một khay trà Tây Tạng này các nghệ nhân phải rất khéo léo trong việc cắt, xẻ đá từ khối thành các phiến đá mỏng và nhỏ. Sau đó các phiến đá mỏng này được mài nhẵn hay để sần tùy theo kiểu cách mẫu mã của khay đựng trà. Các thao tác, đục chạm được thực hiện thủ công hoàn toàn và được đưa vào một phòng chân không để khử hết các tính lạnh của đá vì loại đá này rất xốp và có những lỗ nhỏ li ti nhưng không rõ như đá ong của Việt Nam.



Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện khay trà Tây Tạng này là việc phủ nước lên mặt khay trà rồi dùng sức nóng của lửa để bay hơi nước giống như trùng thủy tinh vậy.
Do vậy loại khay đựng trà này chịu được tác động khắc nghiệt của môi trường bên ngoài và càng để lâu thì càng bóng, đẹp và sang trọng.

Không chỉ có những nét độc đáo làm từ đá quý, sang trọng và chế tác tỷ  mỷ loại khay trà đá Tây Tạng này còn có nhiều nét phong thủy ẩn  chứa trong nó như cân bằng âm dương, tái tạo sinh khí, năng lượng cho con người. Loại đá này còn được làm các vật dụng trang sứ c, tâm linh theo tín ngưỡng của người Tây Tạng.

Theo Phong Thủy: nếu đặt Khay trà Tây Tạng  ở khu vực Trung tâm bàn trà giúp cân bằng năng lượng. Nếu đặt ở hướng  Đông Bắc sẽ làm nâng khí. Khi đặt ở hướng Tây Nam sẽ sinh khí. Gia chủ sở hữu khay trà Tây Tạng sẽ làm vượng khí của gia đình tốt lên, may mắn tài lộc nhiều hơn.

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét